Răng sâu là bệnh mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ được bản chất thực sự của bệnh sâu răng. Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Cách điều trị và phòng ngừa răng sâu như thế nào? Những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp cụ thể ngay trong bài viết sau đây.
Răng sâu là bệnh gì?
Răng sâu còn có cách gọi khác là sâu răng để miêu tả tình trạng cấu trúc răng bị tổn thương, bị hỏng. Đây là kết quả của việc răng bị các loại vi khuẩn có hại tấn công. Đa phần các vi khuẩn này đã có sẵn trong khoang miệng, một số khác hình thành từ các mảng bám thức ăn trên răng và nướu răng của bạn.
Sâu răng có thể xảy ra ở tất cả các nhóm đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn, cả nam và nữ giới. Biểu hiện của bệnh đầu tiên dễ nhận thấy nhất là trên răng xuất hiện những lô nhỏ li ti. Người bệnh mới đầu sẽ cảm thấy có gợi, hơi đau nhức răng theo từng cơn. Quan sát thấy nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu và miệng có mùi hôi. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi, phát triển và phá hỏng cấu trúc răng.
Những chiếc răng sâu không có khả năng phục hồi buộc phải nhổ bỏ. Và nếu không tiến hành sớm sẽ gây ảnh hưởng đến những chiếc răng còn lại. Đó chính là lí do mà bạn cần chữa răng sâu ngay sau khi phát hiện bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến răng sâu
Răng sâu là do đâu? Theo các chuyên gia nha khoa, có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh này như:
-Sâu răng do vi khuẩn tấn công: Các loại vi khuẩn hình thành từ trong mảng bám, vôi răng là tác nhân chính gây ra các bệnh lí về răng miệng. Một trong số đó có bệnh sâu răng.
-Chăm sóc răng miệng kém: Bệnh sâu răng chủ yếu bắt nguồn từ việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu chỉ đánh răng và súc miệng thông thường thì rất khó loại bỏ được hết vi khuẩn. Chưa kể một số người còn không giữ thói quen đánh răng sau khi ăn.
–Răng sâu cũng có thể do tuổi tác: Trẻ nhỏ và người lớn tuổi hệ miễn dịch thường kém. Vì thế, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phá hoại răng với tốc độ nhanh hơn.
-Ăn các thực phẩm chứa nhiều đường: Những người ăn nhiều đồ ăn, đồ uống ngọt và nước có gas …chứa nhiều đường sẽ có tỉ lệ mắc bệnh sâu răng cao hơn. Đường trong thức ăn là chất xúc tác tuyệt vời để mảng bám, vôi răng hình thành và phát triển. Khi ấy, vi khuẩn đã có môi trường sống lí tưởng để sinh sôi, ăn mòn và tạo thành lỗ trên răng.
Đây chỉ là một số nguyên nhân cơ bản dễ khiến răng sâu. Để biết được bạn bị sâu răng do đâu thì nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị.
Cách chữa răng sâu hiệu quả và an toàn
Răng sâu gây nên những cơn đau nhức phải làm sao? Lời khuyên tốt nhất là nên tìm giải quyết những chiếc răng bị sâu ấy theo cách triệt để nhất. Đừng để nỗi lo sâu răng ám ảnh bạn mọi lúc, mọi nơi.
Chữa răng sâu có rất nhiều cách. Một số người chọn các bài thuốc dân gian để điều trị. Trên thực tế cách này chỉ giúp giảm đau, ngăn chặn sâu răng tạm thời. Giải pháp hữu hiệu nhất là trực tiếp đến phòng khám nha khoa để bác sĩ khám, điều trị chuyên môn. Chiếc răng sâu gây phiền toái sẽ được giải quyết nhanh gọn theo các cách:
Trị răng sâu hiệu quả thông qua hàn trám răng thẩm mỹ:
Trám răng sâu được tiến hành sâu khi bác sĩ đã nạo sạch vết sâu, loại bỏ vi khuẩn. Việc hàn trám răng có tác dụng bảo vệ mô răng hiệu qủa. Bên cạnh đó là ngăn chặn vị khuẩn có ý định xâm nhập, tấn công răng trở lại.
Trường hợp hàn trám răng sâu chỉ áp dụng cho những vết sâu nhỏ, răng bị vỡ mẻ ít có thể khắc phục được.
Chữa răng sâu bằng cách bọc răng sứ
Đối với những chiếc răng sâu có lỗ lớn, không thể khắc phục bằng việc hàn được thì bọc răng sứ là cách tối ưu nhất. Phương pháp này giúp bảo tồn mô răng thật của bạn hiệu quả và an toàn. Vừa xóa bỏ được nỗi lo răng sâu lại mang tính thẩm mỹ cao.
Nhổ răng sâu khi không thể khắc phục
Răng sâu với thương tổn quá nặng, vỡ mẻ gần hết và lan xuống tủy thì nhổ răng là giải pháp cuối cùng. Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp để loại bỏ răng sâu đồng thời khuyến khích bạn nên cấy ghép một chiếc răng mới.
Hiện nay, Hoàng Bảo là nha khoa uy tín hàng đầu trong việc khám, chữa răng sâu tại tphcm. Nếu bạn không may gặp phải bệnh sâu răng hay các bệnh về răng miệng khác hãy đến ngay phòng khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm.
Hi vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh hay cách điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Liên hệ tư vấn và đặt lịch khám:
NHA KHOA HOÀNG BẢO
Địa chỉ: Số 9-11 Ông Ích Khiêm, P10, Q11, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-28) 38589787
(Hiện tại Nha Khoa Hoàng Bảo không có chi nhánh)
Để lại lời nhắn