Áp xe răng và những điều bạn cần biết!

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là biến chứng của sâu răng hoặc nhiễm trùng răng miệng do vi khuẩn gây nên không được chữa trị, là một khối tụ mủ có thể hình thành bên trong răng, trong nướu răng, hoặc trong xương ổ răng.

Ap xe răng
Apxe răng

Áp-xe chân răng thường xuất hiện ở chóp chân răng bị hư hại do một số nguyên nhân liên quan đến tủy răng không được điều trị hoặc do nội nha thất bại.
Áp xe quanh răng là hậu quả của bệnh nha chu không được điều trị và tiến triển theo chiều hướng bất lợi trong thời gian dài hay còn gọi là áp xe nha chu.

Áp xe răng thường gây cảm giác đau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong cả hai trường hợp, người bị áp xe nên đến nha sĩ để xem xét kỹ lưỡng.
Điều quan trọng là bạn cần được kiểm tra và chữa trị càng sớm càng tốt, vì áp-xe không tự biến mất. Đôi khi chúng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Áp xe răng – Các triệu chứng thường gặp:

– Đau răng và nướu dữ dội đột ngột và dần trở nên kéo dài dai dẳng hơn
– Đau lan đến tai, hàm và cổ ở cùng bên với phần răng và nướu bị áp xe
– Đau hơn khi nằm xuống đặc biệt sẽ rất khó chịu khi ngủ
– Mặt đỏ dần và sưng lên
– Răng dần trở nên mềm, màu xỉn đi và có thể bị lung lay
– Nướu bị đỏ và sưng phồng
– Rất nhạy cảm với các loại đồ ăn thức uống nóng hoặc lạnh
– Hơi thở hôi, có mùi khó chịu trong miệng
– Nếu nhiễm trùng nặng, người bị áp xe có thể bị sốt cao và cảm thấy mệt mỏi toàn thân.

Xem thêm: Bệnh viêm nha chu là gì?

Phương pháp điều trị áp xe răng

– Áp xe răng được điều trị theo nguyên lý loại bỏ các nguồn gây nhiễm trùng và loại bỏ phần mủ tụ.
– Tùy thuộc vào vị trí của áp-xe và mức độ nhiễm trùng nặng như thế nào, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
• Nhổ các răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng – điều này có thể là cần thiết nếu việc chữa trị từ các chân răng là điều khó thực hiện.
• Điều trị từ chân răng – một thủ thuật để loại bỏ áp xe từ gốc của một chiếc răng bị ảnh hưởng trước khi làm trám và phục hồi lại.
• Phẫu thuật rạch nướu và loại bỏ áp xe, điều này thường chỉ là một giải pháp tạm thời và cần được lên kế hoạch điều trị them.
– Gây tê cục bộ thường được sử dụng để làm tê vùng miệng khi thực hiện các thủ thuật này. Với những cuộc phẫu thuật lớn hơn sẽ có thể cần đến gây mê toàn thân.
– Các loại thuốc kháng sinh thường không được kê để điều trị áp xe răng, nhưng sẽ có thể được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng lây lan hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phòng ngừa áp xe răng như thế nào?

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển áp xe răng bằng cách giữ cho răng và lợi của bạn khỏe mạnh hết mức có thể.

Để làm điều này, bạn nên:
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng ít nhất hai lần một ngày để làm sạch giữa hai hàm răng và dưới đường nướu
– Đánh răng bằng kem đánh răng có chất fluoride hai lần một ngày – dành ít nhất hai phút mỗi lần
– Cắt giảm thức ăn và thức uống có đường và tinh bột – đặc biệt là giữa các bữa ăn hoặc ngay trước khi đi ngủ
– Thăm khám nha sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện những nguy cơ có hại cho răng miệng.

Liên hệ tư vấn và đặt lịch khám:

NHA KHOA HOÀNG BẢO

Địa chỉ: Số 9-11 Ông Ích Khiêm, P10, Q11, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-28) 38589787

(Hiện tại Nha Khoa Hoàng Bảo không có chi nhánh)

Để lại lời nhắn

Đia chỉ Email của bạn sẽ không công khai